Tin tức Tin tức

Những điều cần biết về lịch sử Việt Nam (Hỏi - đáp): THỜI NGUYÊN THỦY VÀ CÁC QUỐC GIA ĐẦU TIÊN: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam ra đời và phát triển như thế nào?
Người đăng tin: Ngo Thi Yen Sa Ngày đăng tin: 06/03/2025 Lượt xem: 9

Vào cuối thời nguyên thủy, do sự phát triển của kinh tế dẫn đến phân hóa giai cấp và nhu cầu chống thiên tai, địch họa trên cả ba miên đất nước đã hình thành những nhà nước đầu tiên ở mỗi miền.

Ở miền Bắc và Bắc Trưng Bộ, sự phân hóa xã hội trên cơ sở nền kinh tế lấy nghề trồng lúa nước làm chủ đạo, cùng với đó là yêu cầu cấp thiết của cộng đồng về đoàn kết để chống kẻ thù xâm lược và trị thủy đã dẫn đến việc hợp nhất các bộ lạc để tạo thành nhà nước sơ khai đầu tiên trong lịch sử Vỉệt Nam - nhà nước Văn Lang.

Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỷ VII TCN. với ngươi đứng đầu được gọi chung là Hùng Vương (vua Hùng), truyền ngôi theo nguyên tắc cha truyền con nối. Kinh đô cua Văn Lang nằm ở khoảng khu vực Việt Trì, Phú Thọ ngày nay.

Nưóc Văn Lang tồn tại trong khoảng 5 thế kỷ. Nhà nước này vào thời hùng mạnh đã không chịu thần phục các vương quốc trên lãnh thổ Trung Hoa ở thời kỳ Xuân Thư - Chiến Quốc (771-221 TCN). dồng thòi đã bước đầu có sự giao lưu kinh tế, văn hóa giữa người Việt với người Hoa.

Thời kỳ này, ở Trung Hoa, sau khi thống nhất đất nước, kết thúc thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc. Tần Thủy Hoàng quyết định phát đại binh xâm lấn phương Nam. Năm 214 TCN. quân Tần đánh đến Văn Lang. Chủ quyền quốc gia bị đe dọa. Nhân dân đã theo người thủ lĩnh đất Tây Âu là Thục Phán cầm vũ khí chống lại kẻ thù. Năm 208 TCN, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tần thắng lợi. Thục Phán lên ngôi, xưng là An Dương Vương và đổi tên nước thành Âu Lạc. Nước Âu Lạc tồn tại đến năm 179 TCN.

Lãnh thổ Âu Lạc được mở rộng hơn vì sự sáp nhập Văn Lang với đất Tây Âu. An Dương Vương chuyển kinh đô xuống vùng đất Đông Anh, Hà Nội ngày nay để tiện bề cai quản đất nước, đặt tên kinh đô là Cổ Loa.

Thời kỳ Văn Lang, Âu Lạc kế tiếp nhau đã góp phần tạo lập và khẳng định vững chắc nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ - nền văn minh sông Hồng, đồng thời mở ra thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nhũng chiếc trống đồng - kết tinh tài năng, trí tuệ và sức lao động kỳ diệu củaa người Việt, đã trở thành biểu tượng bất diệt của văn minh sông Hồng và thời đại Hùng Vương - An Dương Vương.

Khi nước Âu Lạc được thành lập, thì tại miền Trung và miền Nam Việt Nam ngày nay, các bộ lạc cũng tiến dần đến quá trình khai sinh nhà nước đầu tiên. Đến đầu công nguyên, tại mỗi miền đã xuất hiện một nhà nước riêng.

Trước hết là vương quốc Phù Nam ở Nam Bộ, hình thành trong thế kỷ I. Cư dân Phù Nam sinh sống bằng nghề nông trồng lúa, chăn nuôi, làm nghề thủ công và giao thương với các nước bên ngoài. Quốc gia này sớm tiếp nhận ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ từ thể chế chính trị đến phong tục, lối sống, tôn giáo, nghệ thuật. Từ thế kỷ III đến thế kỷ V, vương quốc Phù Nam phát triển cực thịnh, đem quân chinh phục các nước láng giềng, làm chủ một vùng rộng lớn thuộc Nam Bộ Việt Nam, Campuchia, một phần Thái Lan và vùng bán đảo Mã Lai ngày nay.

Đến thế kỷ VII, vương quốc Phù Nam dần suy yếu và bị mật thuộc quốc của Chân Lạp (nay là Campuchia) thôn tính.

Tại miền Trung Việt Nam, đến thế kỷ II đã hình thành nhà nước của người Chăm. Lúc bấy giờ nước Âu Lạc đã mất, cư dân Âu Lạc đang chìm đắm dưới ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc. Trên bước đường xâm lược Âu Lạc, đội quân củaa chính quyền phong kiến Trung Quốc đà chiếm một số đất đai của người Chăm và đặt thành quận, huyện. Tượng Lâm là huyện xa nhất, ngày nay tương ứng với các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Vào cuối thế kỷ II, nhân khi Trung Quốc có loạn lạc, thủ lĩnh Khu Liên đã hô hào nhân dân Tượng Lâm đứng lên giành quyền tự chủ. Sau khi giành được thắng lợi, Khu Liên lên ngôi vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.

Các vua Lâm Ấp dần mở rộng lãnh thổ, Phía bắc trải rộng đến sông Gianh (Quảng Bình), phía nam trải rộng đến sông Dinh (Bình Thuận). Đến thế kỷ VI, Lâm Ấp đổi tên thành Chămpa.

Vương quốc Chămpa sớm tiếp nhận văn hóa Ấn Độ và trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ đã sáng tạo ra chữ viết riêng (chữ Chăm cổ). Các tháp Chăm còn lại đến ngày nay là minh chứng cho trình độ kỹ thuật cao của cư dân Chămpa trong lịch sử.

Vương quốc Chămpa phát triển qua nhiều giai đoạn, đến thế kỷ XV thì suy sụp và dần sáp nhập vào lãnh thổ nước Đại Việt.

Như vậy, sau thời kỳ nguyên thủy, trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã hình thành các quốc gia đầu tiên. Trong đó, quốc gia Văn Lang - Âu Lạc ra đời sớm nhất và để lại những ảnh hưởng to lớn nhất, thường xuyên nhất, tạo thành dòng chủ lưu trong quá trình vận động của toàn bộ lịch sử nước nhà. Dòng lịch sử của Chămpa và Phù Nam là những bộ phận quan trọng, góp phần tạo nên tính đa dạng, đa chiều của lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Tài liệu tham khảo: Những điều cần biết về lịch sử Việt Nam (Hỏi - đáp) (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật).

TỔNG ĐÀI DỊCH VỤ CÔNG tiếp tục đăng tải Những điều cần biết về lịch sử Việt Nam (Hỏi - đáp).

Chi tiết các câu hỏi – trả lời khác, Quý anh/chị vui lòng liên hệ đường dây nóng 0236 1022 để được cung cấp (cước gọi điện 200đ+/phút, KHÔNG THU PHÍ PHỤC VỤ).

TỔNG ĐÀI DỊCH VỤ CÔNG: (0236) 1022 hoặc *1022 miễn phí phục vụ  

1. Đường dây nóng tiếp nhận ý kiến phản ánh, góp ý của tổ chức, công dân và chuyển đến cơ quan chức năng xử lý
2. Hướng dẫn, giải đáp quy định, chính sách, thông tin kinh tế - xã hội
3. Hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính
4. Hướng dẫn sử dụng Hệ thống thông tin chính quyền điện tử
5. Cung cấp thông tin phòng chống thiên tai, bão lũ, dịch bệnh
6. Cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH, nhắn tin CSKH, truyền thông, sự kiện và các dịch vụ tư vấn khác...

Chuyên mục, tin tức liên quan:

 

Liên kết web Liên kết web

Quản lý video Quản lý video

zalo Chung nhan Tin Nhiem Mang