Tin tức Tin tức

Đề xuất quy định về giám định tư pháp lĩnh vực thông tin và truyền thông
Người đăng tin: Nguyễn Thục Đan Ngày đăng tin: 04/10/2024 Lượt xem: 9

Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Thông tư quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Dự thảo Thông tư này quy định về phạm vi các vụ việc giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; tiếp nhận, thực hiện giám định tư pháp; áp dụng các quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp; thời hạn giám định tư pháp; hồ sơ, lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp

Dự thảo Thông tư nêu rõ tiêu chuẩn bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp:

a- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên do cơ sở giáo dục của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật hoặc do cơ sở giáo dục nước ngoài đào tạo và được công nhận để sử dụng tại Việt Nam thuộc một trong các chuyên ngành báo chí; xuất bản (bao gồm: xuất bản, in, phát hành); bưu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh, truyền hình; thông tin điện tử; luật; kinh tế hoặc lĩnh vực đào tạo khác phù hợp với chuyên môn đề nghị bổ nhiệm.

b- Có thời gian hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên (trực tiếp làm công tác chuyên môn về chuyên ngành được đào tạo) tính từ ngày được tuyển dụng hoặc tiếp nhận làm việc, phù hợp với lĩnh vực giám định tư pháp mà người đó được bổ nhiệm.

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn quy định có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.

Trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc. 

Thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp

Dự thảo quy định thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại Bộ Thông tin và Truyền thông:

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định, lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp, gửi Vụ Tổ chức cán bộ.

Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Pháp chế xem xét hồ sơ, lựa chọn và trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp.

Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương:

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định, tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm giám định viên tư pháp.

Thành lập Hội đồng giám định

Theo dự thảo, Hội đồng giám định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được thành lập trong trường hợp quy định tại Điều 30 Luật Giám định tư pháp.

Hội đồng giám định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định thành lập.

Vụ trưởng Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp với nội dung trưng cầu giám định, hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng quyết định thành lập hội đồng.

Thành phần, số lượng thành viên và cơ chế hoạt động của hội đồng giám định thực hiện theo Điều 30 Luật Giám định tư pháp.

Điều 30 Luật Giám định tư pháp quy định:

Trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý về lĩnh vực cần giám định quyết định thành lập Hội đồng để thực hiện giám định lại lần thứ hai. Hội đồng giám định gồm có ít nhất 03 thành viên là những người có chuyên môn cao và có uy tín trong lĩnh vực cần giám định. Hội đồng giám định hoạt động theo cơ chế giám định tập thể.

Thực hiện giám định tư pháp

Dự thảo quy định việc thực hiện giám định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được tiến hành như sau:

Nghiên cứu, phân tích kỹ hồ sơ trưng cầu, đối tượng giám định và các tài liệu, thông tin được người trưng cầu, yêu cầu giám định đã giao, cung cấp;

Xác định rõ đối tượng, những nội dung chuyên môn cần xem xét, đánh giá;

Tiến hành khảo sát hoặc xác minh vấn đề cần thiết có liên quan mà người trưng cầu, yêu cầu giám định không thể cung cấp được tài liệu, thông tin về vấn đề đó (nếu có);

Tiến hành so sánh, đối chiếu vấn đề hoặc đối tượng cần giám định với quy chuẩn chuyên môn về vấn đề hoặc đối tượng cần giám định;

Đưa ra nhận xét, đánh giá, nêu ý kiến chuyên môn cụ thể, rõ ràng về vấn đề hoặc đối tượng cần giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định;

Xây dựng, ban hành bản kết luận giám định.

TỔNG ĐÀI DỊCH VỤ CÔNG: (0236) 1022 hoặc *1022 miễn phí phục vụ  

1. Đường dây nóng tiếp nhận ý kiến phản ánh, góp ý của tổ chức, công dân và chuyển đến cơ quan chức năng xử lý
2. Hướng dẫn, giải đáp quy định, chính sách, thông tin kinh tế - xã hội
3. Hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính
4. Hướng dẫn sử dụng Hệ thống thông tin chính quyền điện tử
5. Cung cấp thông tin phòng chống thiên tai, bão lũ, dịch bệnh
6. Cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH, nhắn tin CSKH, truyền thông, sự kiện và các dịch vụ tư vấn khác...

Chuyên mục, tin tức liên quan:

 

Liên kết web Liên kết web

Quản lý video Quản lý video

zalo Chung nhan Tin Nhiem Mang